Tìm hiểu về việc quản lý thuế khi mua, bán hay đầu tư tài sản crypto (tiền mã hóa).
Ở trang này
Trách nhiệm Thuế
Tài sản crypto (tiền mã hóa) là giá trị tài sản kỹ thuật số mà quý vị có thể chuyển, tích trữ hay kinh doanh điện tử. Tài sản này cũng bao gồm non-fungible tokens (NFTs) (token không thể thay thế).
Có các trách nhiệm thuế khi quý vị mua, bán hay thanh lý tài sản crypto bằng bất cứ cách nào.
Quý vị cần lưu giữ hồ sơ cho tất cả giao dịch tài sản crypto.
Nếu cần giúp đỡ để hiểu thông tìn này có áp dụng cho quý vị hay không, liên hệ với chúng tôi hoặc nói chuyện với một người đại diện thuế có đăng ký.
Quý vị có thể đọc thêm về crypto asset investments (các khoản đầu tư crypto) (bằng tiếng Anh).
Chọn 3 bước sau đây để quản lý trách nhiệm thuế của quý vị đối với tài sản crypto.
1. Báo cáo thanh lý crypto
Khi thanh lý một tài sản crypto nào, quý vị cần tính đến thuế tài sản gia tăng. Có khả năng quý vị phải kê khai lãi hoặc lỗ vốn trong tờ khai thuế của mình.
Quý vị bắt buộc phải khai báo việc thanh lý crypto cho mục đích khai thuế tài sản gia tăng. Thanh lý là khi quý vị:
- trao đổi một tài sản crypto với một tài sản crypto khác
- kinh doanh, bán, tặng hay quyên cúng tài sản crypto
- chuyển đổi crypto sang tiền pháp định (một loại tiền tệ được thiết lập theo quy định hoặc luật pháp của chính phủ), – ví dụ, đổi sang Australian dollars (Úc kim).
Chuyển crypto từ một ví kỹ thuật số này sang một ví kỹ thuật số khác không tính là thanh lý miễn là quý vị vẫn là chủ sở hữu tài sản đó.
Nếu tài sản crypto của quý vị giảm trong quá trình thanh lý này để chi trả chi phí mạng, phí giao dịch này sẽ tính là khoản thanh lý và có các hậu quả về mặt tài sản gia tăng.
2. Tính toán một khoản thuế tài sản gia tăng CGT
Để tính toán khoản lãi hoặc lỗ về vốn của mình, quý vị cần xác định giá trị của các giao dịch mua và bán crypto (tiền mã hóa) của mình bằng Australian dollars (Úc kim). Khoản lãi hoặc lỗ về vốn là mức chênh lệch giữa:
- cơ sở chi phí (chi phí sở hữu - bao gồm giá mua cộng với một số chi phí khác liên quan đến việc mua lại, nắm giữ và thanh lý)
- tiền thu được (những gì quý vị thu được hoặc giá trị thị trường của những gì quý vị thu được) khi thanh lý crypto của mình.
Nếu quý vị:
- mua crypto bằng Australian dollars (Úc kim), số tiền quý vị đã trả được bao gồm trong cơ sở chi phí của quý vị (xem ví dụ 1)
- đổi một loại tài sản crypto với một loại tài sản crypto khác, cơ sở chi phí của quý vị là giá trị thị trường tính bằng Australian dollars (Úc kim) của crypto tại thời điểm giao dịch (xem ví dụ 2).
Nếu quý vị chịu một khoản lỗ về vốn, quý vị có thể sử dụng nó để giảm bớt khoản tài sản gia tăng mà quý vị có được trong năm tài chính hiện tại. Nếu các khoản lỗ về vốn được phép cao hơn khoản tài sản gia tăng, thì quý vị có một khoản lỗ về vốn thực. Quý vị không thể trừ khoản lỗ về vốn thực khi tính thuế thu nhập như lương hay lương bổng, nhưng có thể chuyển và trừ khoản lỗ đó trong khoản tài sản gia tăng cho những năm sau.
3. Lưu giữ hồ sơ
Quý vị cần lưu giữ hồ sơ cho tất cả các giao dịch liên quan đến việc mua, nắm giữ và thanh lý tài sản crypto.
Để giúp lưu giữ hồ sơ chính xác:
- thiết lập một hệ thống lưu giữ hồ sơ, mà đơn giản có thể là phần mềm xử lý bảng tính hoặc quý vị có thể dùng một phần mềm chuyên nghiệp.
- quét chụp các bản điện tử cho hồ sơ để dễ dàng cất giữ và tiếp cận chúng hơn.
Quý vị cần lưu giữ hồ sơ ít nhất năm năm sau khi thanh lý crypto.
Mua (mua lại):
|
Sở hữu (nắm giữ):
|
Bán (thanh lý):
|
Tài sản crypto (tiền mã hóa) là tài sản sử dụng cá nhân
Quý vị có thể được phép không tính một vài khoản lãi hay lỗ về vốn trong việc thanh lý tài sản crypto là tài sản sử dụng cá nhân.
Tài sản crypto là tài sản sử dụng cá nhân nếu nó được giữ hoặc chủ yếu được dùng để mua các mặt hàng cho mục đích hoặc tiêu dùng cá nhân (xem ví dụ 3).
Tài sản crypto không là tài sản sử dụng cá nhân nếu nó được giữ hoặc chủ yếu được dùng như bất cứ một dạng nào sau đây:
- là khoản đầu tư
- là thành phần của một kế hoạch tạo lợi nhuận
- cho sự hoạt động kinh doanh
Trong hầu hết các tình huống, crypto không là tài sản sử dụng cá nhân và chịu thuế tài sản gia tăng.
Khoản lãi về vốn đối với một tài sản sử dụng cá nhân sẽ không được loại ra hay không tính đến nếu chi phí mua lại nó trên $10,000.
Ví dụ 1: thanh lý crypto quý vị mua bằng tiền pháp định
Tiền pháp định là một tiền tệ được thiết lập theo quy định hoặc luật pháp của chính phủ.
Tim đã mua 400 XRP với giá A$800. Vài ngày sau, Tim đã đổi 400 XRP của mình lấy 2 Ether (ETH). Tim cần báo cáo khoản lãi hoặc lỗ vốn của mình từ việc thanh lý crypto (XRP) trong tờ khai thuế của mình.
Biên lai của Tim cho thấy ông:
- đã dùng A$800 để mua 400 XRP
- bị tính phí A$5 là phí môi giới.
Cơ sở chi phí của Tim là A$800+A$5, tổng cộng là A$805.
Giao dịch của Tim cung cấp biên nhận cho việc mua 2 ETH nhưng nó không ghi giá bằng Australian dollars. Theo hồ sơ giao dịch, Tim đã đổi 400 XRP cho 2 ETH vào ngày 25/06/2021 lúc 13h30.
Tại thời điểm giao dịch này, giá trị thị trường của 2 ETH là A$900. Số tiền thu được từ vốn của Tim là A$900.
Tim trừ cơ sở chi phí của mình là (A$805) trong số tiền thu được từ vốn (A$900), với khoản lãi về vốn là A$95.
Tim không đủ điều kiện hưởng chiết khấu hay miễn trừ.
Tim lưu hồ sơ về lãi về vốn ròng của mình là (A$95) để điền dưới phần tài sản gia tăng trong tờ khai thuế năm 2021 của mình.
End of example
Ví dụ 2: đổi một loại tài sản crypto lấy một loại tài sản crypto khác
Vài tháng sau, Tim đã đổi 2 Ether (ETH) của mình để lấy 0.08 Bitcoin (BTC).
Hồ sơ giao dịch của Tim cho thấy vào ngày 25/06/2021 lúc 13h30 với 400 XRP ông đã có được 2 ETH. Tại thời điểm giao dịch này, giá thị trường của XRP là A$900.
Sàn giao dịch tính Tim A$10 là phí môi giới của giao dịch 2 ETH lấy 0.08 BTC.
Cơ sở chi phí của Tim là A$900 + A$10, tổng cộng là A$910.
Sàn giao dịch cung cấp cho Tim biên nhận cho việc mua lại 0.08 BTC, nhưng nó không ghi giá bằng Australian dollars. Biên nhận của Tim cho thấy ông đã thanh lý 2 ETH để lấy 0.08 BTC vào ngày 13/07/2021 lúc 14h00.
Tại thời điểm giao dịch này, giá thị trường của 0.08 BTC là A$1,055. Tiền thu được từ việc trao đổi 2 ETH để lấy 0.08 BTC là A$1,055.
Tim trừ cơ sở chi phí của mình là (A$910) trong số tiền thu được từ vốn (A$1,055), đem lại khoản lãi về vốn là A$145.
Tim không đủ điều kiện hưởng chiết khấu hay miễn trừ.
Tim lưu hồ sơ về lãi về vốn ròng của mình là (A$145) để điền trong phần tài sản gia tăng trong tờ khai thuế năm 2022 của mình.
End of example
Ví dụ 3: tài sản sử dụng cá nhân
Josh trả A$50 mỗi hai tuần để mua lại tài sản crypto, mà cậu ấy dùng hết tài sản này trong cùng thời gian này để mua game điện tử. Cậu ấy không nắm giữ bất kỳ tải sản crypto nào khác.
Trong thời gian hai tuần, Josh tìm thấy một game điện tử đang được một nhà bán lẻ rao bán trực tuyến nhưng họ không nhận tài sản crypto. Josh sử dụng cổng thanh toán trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng tài sản crypto để mua game này.
Trong những trường hợp như vầy mà Josh mua lại và sử dụng tài sản crypto, thì tài sản crypto (bao gồm cả số tiền được sử dụng thông qua cổng thanh toán trực tuyến) là tài sản sử dụng cá nhân. Việc sử dụng cổng thanh toán trực tuyến chỉ một lần không thay đổi tính chất của việc sử dụng tài sản crypto thông thường của cậu ấy.
End of example
Ví dụ 4: đầu tư vào tài sản crypto, không là sử dụng cá nhân
Rose mua crypto với ý định là sẽ bán nó với tỷ giá tốt hơn. Cô quyết định mua một số hàng hóa và dịch vụ trực tiếp bằng một số crypto của mình.
Bởi vì Rose nắm giữ crypto chủ yếu là để đầu tư, crypto không là một tài sản sử dụng cá nhân.
End of example